Theo thông tư 57 của bộ Công An thì các xe ô tô hiện nay phải trang bị bình chữa cháy trên xe. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thắc mắc là liệu việc trang bị như vậy có thực sự an toàn hay không? Và bình chữa cháy dành cho ô tô sử dụng trong trường hợp nào?
Bình chữa cháy dành cho ô tô sử dụng trong trường hợp nào?. H/a minh họa
Trang bị bình chữa cháy trên xe ô tô là bắt buộc hiện nay, nhưng nhiều chủ xe lại lo ngại vấn đề bình chữa cháy có thể nổ bên trong xe, nguy cơ “tiền mất, tật mang” khiến nhiều người thà chịu nộp phạt chứ không mang bình chữa cháy trên xe, hoặc chỉ dùng bình rỗng để chống đối.
Bình chữa cháy dành cho ô tô có thực sự an toàn?
Việc bình chữa cháy nổ trong xe là có xảy ra, tuy nhiên, đó là do chủ xe không biết cách bảo quản, để nhiệt độ trong xe vượt mức nhiệt độ bảo quản quy định của nhà sản xuất. Trong thời tiết nắng nóng thì nhiệt độ trong xe ô tô có thể lên tới 60-70 độ C, trong khi đó thì nhà sản xuất chỉ khuyến khích nên bảo quản ở nhiệt độ tối đa từ 50-55 độ C. Nhiệt độ tăng cao dẫn tới áp suất trong bình tăng lên, đến một mức nào đó vượt so với sức chịu đựng của vỏ bình thì sẽ dẫn tới biến dạng vỏ bình và nổ. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không cố định bình chữa cháy trên xe khiến nó chịu nhiều va đập cũng dẫn tới nổ bình.
Do vậy, khi đặt bình chữa cháy trên xe ô tô cần phải chọn đặt ở những nơi không có ánh nắng chiếu vào trực tiếp, nơi không tiềm ẩn nguy cơ va đập (dẫn đến nổ) khi gặp tai nạn. Chẳng hạn như không nên đặt bình chữa cháy ở dưới gầm ghế người lái (nguy cơ gây cản trở khi lái xe – chân ga/chân phanh), hốc để nước trên cánh cửa (dễ va đập, nguy cở nổ khi có va chạm bên hông), mặt tap-lô, phía dưới kính sau của xe... Vị trí an toàn nhất đặt bình sẽ là gầm ghế hành khách phía trước, ở trong khoang hành lí (nhưng phải có hệ thống gá để không bị va đập trong khi vận hành xe và cũng để dễ lấy khi cần thiết).
Bình chữa cháy dành cho ô tô sử dụng trong trường hợp nào?
Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất cũng như thực tế trong quá trình sử dụng, bảo hộ Cheefast VN khuyên bạn nên sử dụng trong những trường hợp xảy ra cháy trên xe ô tô như:
– Chập điện công tắc điều khiển cửa kính, cụm điều khiển gạt nước.
– Hành khách đánh rơi thuốc lá lên nệp xe.
– ....
Do bình chữa cháy trang bị trên ô tô có dung tích nhỏ nên khoảng thời gian sử dụng nó chỉ từ 4-6 giây (thông số từ nhà sản xuất) nên chỉ có tác dụng với đám cháy nhỏ, mới phát sinh. Còn đối với những đám cháy mà bắt nguồn từ khoang động cơ hoặc từ bình chứa nhiên liệu thì cách tốt nhất đó là nhanh chóng sơ tán mọi người ra khỏi xe và báo ngay cho các đơn vị chữa cháy gần nhất để tránh tổn thương đến mọi người.
Trên đây là một vài lời khuyến cáo đối với việc sử dụng bình chữa cháy dành cho ô tô trong những trường hợp nào? Hi vọng với những chia sẻ ở trên, các chủ phương tiện sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về tác dụng của bình chữa cháy trên xe cũng như cách sử dụng và những lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy trên xe để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tin mới
- Cách sử dụng bình chữa cháy tổng quát - 02/12/2017 08:05
- Quy định về bình chữa cháy trên xe ô tô trong TT57 bộ công an - 02/12/2017 08:05
- Cách sử dụng bình chữa cháy mini cho xe ô tô - 02/12/2017 08:04
- Thực hư chuyện bình chữa cháy mini không chữa cháy được - 02/12/2017 08:04
- Bình bột chữa cháy là gì - 02/12/2017 08:04
Các tin khác
- Bình chữa cháy có nổ không - 02/12/2017 08:03
- Cảm nhận độ nóng của bình cứu hỏa, bình chữa cháy - 02/12/2017 08:03
- Đặt bình chữa cháy trên xe ô tô sẽ có lợi cho ai? - 02/12/2017 08:03
- Cảnh giác với bình chữa cháy giá rẻ - 02/12/2017 08:02
- Điểm khác nhau giữa bình chữa cháy bột và khí CO2 - 02/12/2017 08:02